Nếu bạn có dự định đi du học, ngoài việc tham khảo học phí và các trường đại học, cao đẳng thì tình hình chính trị tại quốc gia bạn đang muốn theo học thực sự là yếu tố không kém phần quan trọng khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng mức độ ảnh hưởng đến đâu thì không phải bạn nào cũng đánh giá được. Vậy hãy cùng Megastudy tìm hiểu liệu yếu tó chính trị có ảnh hưởng thế nào đến du học nhé.
I. Những yếu tố chính trị mang tính “định kiến” tiêu biểu
1. Nạn đầu trọc ở Nga: “Chủng tộc da trắng tối ưu”
Năm 2004, nạn đầu trọc đã trở thành vấn đề nhức nhối đối với các du học sinh quốc tế, họ bảo nhau chớ nên đến xem thể thao ở các sân vận động, quán Bar hay rạp hát – nơi luôn có những nhóm người quá khích. Nhiều sinh viên còn bị đe dọa đánh, bắn hay đánh bom chỉ vì họ là người châu Á, Ả Rập hay da đen. Chính tình hình chính trị đã dẫn đến tình trạng bất ổn định trong sinh viên nước ngoài du học tại Nga càng tăng.
Tuy nhiên hiện nay, với sự nỗ lực từ các bên liên quan, tình hình chính trị đã dần đi vào quỹ đạo. Năm 2013, số lượng du học sinh Nga khoảng 6.000 và còn tiếp tục tăng do mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
2. Nhóm đầu trọc theo chủ nghĩa phát xít mới (neo-Nazi) tại Úc – dấy lên vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Năm 2012, Dương Minh Tuấn, du học sinh ngành kế toán tại Đại học Swinburne (Melbourne) đã bị hai người đàn ông Australia hành hung, bị đâm và đập gạch vào đầu. Trong thời gian điều trị, Tuấn đã được nhiều sự ủng hộ từ phía người dân và sự đảm bảo điều tra sự việc từ phía các cơ quan chức năng. Theo nguồn tin mới nhất tháng 2/2014, chính phủ Úc đã cấp lại Visa cho Tuấn để tiếp tục theo học tại trường, còn thủ phạm đã bị phạt tù thích đáng.
Ông David Bongiorno, luật sư đại diện của Tuấn tại Australia cho hay chưa từng gặp một vụ nào tương tự như vụ này. Tuy nhiên đây sẽ là sự cảnh báo đối với chính phủ Úc trong việc thu hút các du học sinh đăng ký theo học các khóa học tại xứ sở Kangaroo.
3. “Chỉ tuyển các sinh viên đến từ các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Nhật Bản”
Trước đây, Việt Nam luôn là một trong các quốc gia có lượng du học sinh và tu nghiệp sinh đông nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người Việt đã có nhiều hành vi xấu như ăn cắp, tự ý bỏ về nước hay trốn thuế. Điều này không những ảnh hưởng tới cộng đồng người Việt bên Nhật mà còn làm xấu đi hình ảnh quốc gia. Sự kém thân thiện của người dân và các chính sách thắt chặt đối với du học sinh của Nhật cũng đang trở thành một trong những rào cản trong việc theo học của các bạn trẻ nơi đây.
4. Hoa kỳ: “Đảng Cộng hòa bảo vệ quyền lợi cho dân nhập cư”
Hiện nay chính trị Hoa kỳ bị chi phối chủ yếu bởi 2 đảng lớn là Cộng hòa và Dân chủ. Nguyễn Lê Hưng, hay thường biết đến với nickname duhocsinhmy cho biết đảng Cộng hòa phân biệt chủng tộc, chuyên bảo vệ quyền lợi cho giới thượng lưu, các tập đoàn kinh tế Mỹ. Do vậy họ rất chuộng các lao động giá rẻ như Trung quốc hay Việt nam do sự chấp nhận làm thêm giờ và nhận lương thấp hơn các đồng nghiệp Mỹ. Điều đó có nghĩa là nếu Đảng Cộng hòa cầm quyền thì các du học sinh châu Á sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn trên đất Mỹ. Trong khi đó, Đảng Dân chủ lại bảo vệ quyền lợi cho lao động Mỹ và một bộ phận tập đoàn kinh tế cũng như giới thượng lưu. Tức là họ sẽ không bảo vệ quyền lợi cho dân nhập cư như bạn!
Do vậy, đối với các bạn trẻ có ý định ở lại làm việc tại Mỹ có thể lựa chọn thời gian bắt đầu khóa học hoặc hình thức theo học làm sao có thể được hưởng lợi từ đảng Cộng hòa. Nguồn: Kenhduhoc.org
II. Những ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị đối với du học
1. Tỷ lệ visa có rủi ro
Các bạn hãy tưởng tượng rằng khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia bạn muốn đi du học đang tốt đẹp bỗng có một sự kiện liên quan đến chính trị khiến mối quan hệ này bị ảnh hưởng, khi đó rất có thể quốc gia ấy sẽ đưa ra các chính sách cụ thể để thể hiện sự không vừa lòng của mình. Lúc này, quyết định đi du học của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi rủi ro visa, sự khó khăn khi nhập học, các giấy tờ thủ tục rườm rà hơn trước…
2. Sự an toàn của du học sinh
Với những quốc gia có bất ổn về chính trị, sự an toàn của du học sinh tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
3. Học phí và chi phí sinh hoạt
Ngoài các ảnh hưởng mang tính tiêu cực, cũng có một số yếu tố chính trị có tính tích cực đối với du học sinh, điển hình là sự kiện Brexit tại Anh quốc. Sự kiện này khiến cho học phí tại Anh giảm xuống đáng kể và chính là cơ hội cho nhiều học sinh Việt Nam.
4. Khả năng xin việc và định cư sau tốt nghiệp
Đối với những bạn du học sinh có mong muốn ở lại làm việc lâu dài, thậm chí định cư tại quốc gia mình đi du học thì sự thay đổi chính sách và các sự kiện chính trị luôn là những yếu tố cần xem xét. Một quốc gia có nền chính trị ổn định, đương nhiên nếu bạn chọn định cư thì sẽ có cơ hội cao hơn và có cuộc sống ổn định hơn rất nhiều.
Vậy nên, khi cân nhắc đi du học tại bât cứ quốc gia nào, đừng quên xem xét đến tình hình chính trị ở đó để có cơ hội vững chắc trong tương lai nhé!