Theo thông báo từ LSQ Canada, chương trình du học Canada CES (Canada Express Study) sẽ có thay đổi vào tháng 9/2018 và phía Canada cũng giới thiệu thêm chương trình SDS (Study Direct Stream). Chương trình mới sẽ được áp dụng từ 01/02/2018, yêu cầu cụ thể sẽ như sau:
1. Danh sách các trường cao đẳng, đại học công lập sẽ được mở rộng thay vì chỉ 55 trường như hiện tại.
2. Số tiền đóng mua GIC (Guaranteed Investment Certificate) là $10,200 CAD (trong đó $200 CAd là phí của phía ngân hàng)
3. IELTS tối thiểu 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.
4. Có giấy khám sức khoẻ 7 ngày trước khi nộp hồ sơ.
Trên đây là 4 nội dung chính mà SDS sẽ áp dụng.
Như vậy, CES nhiều khả năng sẽ kết thúc vào 9/2018, và kể từ thời điểm đó, ngoài chương trình chứng minh tài chính thông thường, du học Canada chỉ còn một chương trình khác duy nhất là SDS.
Dựa trên những quy định này, Đông Sơn cho rằng mục tiêu của Chính phủ Canada:
1. Muốn sàng lọc lại lượng du học sinh Việt Nam đến Canada sau khi đã “thả cửa” cho một lượng rất lớn du học sinh Việt Nam đến Canada trong năm 2016 và 2017. Chính phủ Canada muốn “tuyển” những du học sinh có trình độ tiếng Anh tốt hơn đến Canada.
2. Chính phủ Canada muốn hướng các du học sinh Việt Nam vào học thẳng khoá học chính tại các trường cao đẳng (thay vì vẫn phải học tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của các trường cao đẳng như trước kia). Ở một chừng mực nào đó, Chính phủ Canada không tin tưởng vào mức trình độ tiếng Anh 5.0 của du học sinh Việt Nam (đây là mức thấp nhất trong các chương trình du học ưu tiên của Canada đối với du học sinh quốc tế, so sánh với du học sinh Ấn Độ và Philippines).
3. Việc nâng IELTS lên 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 6.0, và mở rộng các trường đại học tham gia, còn ý nghĩa Chính phủ Canada muốn hướng du học sinh tham gia nhiều hơn vào các khoá học tại các trường Đại học (để có nhân sự chất lượng cao) thay vì học tại các trường nghề cao đẳng.
4. Việc giữ nguyên số tiền đóng GIC, cho thấy Chính phủ Canada đã tin tưởng hơn về mặt tài chính đối với các du học sinh Canada.
Và những khó khăn đối với:
1. Du học sinh Việt Nam sẽ phải “cày ải” IELTS khó hơn nếu gia đình không thể chứng minh tài chính. Mức 5.0 là rất dễ đạt được, tuy nhiên, 6.0 và không kỹ năng nào dưới 6.0 lại là một việc hoàn toàn khác.
2. Các agent cũng sẽ khó khăn hơn trong việc tuyển sinh theo diện mới.
3. Các trường, đặc biệt là trường cao đẳng cũng sẽ khó tuyển sinh hơn. Sau một thời gian “thắng đậm” với lượng du học sinh Việt Nam ào ạt nhập học (chủ yếu là các khoá tiếng Anh), nếu điều luật này thông qua, thì vấn đề tuyển sinh trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Cuối cùng là thuận lợi:
1. Các bạn du học sinh có khả năng tiếng Anh và trình đội học vấn tốt sẽ có nhiều cơ hội được học tập tại các trường Đại học danh tiếng tại Canada (do không chứng minh được tài chính khi xin visa theo dạng thông thường) thay vì phải vào học tại các trường cao đẳng.
2. Các trường đại học danh tiếng của Canada cũng sẽ có khả năng tiếp nhận các bạn du học sinh Việt Nam vào học, thay vì nhìn họ sang Mỹ, do các điều kiện chứng minh tài chính phức tạp.
Đông Sơn cho rằng, việc tăng điểm IELTS là chuyện sớm muộn, và điều này sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn đối với cả 2 phía, du học sinh Việt Nam và các tổ chức tại Canada.