Học gì để có job ngay , học gì để xin PR canada và học gì để kiếm xiền khá… |
Đi luyện thi IELTS thì hỏi rằng, có đảm bảo 6.5 sau khi học xong không, nếu không đạt được thì có được hoàn tiền, hay học lại hay không? Rồi đi tư vấn tuyển sinh ở các trường cấp 3, học ngành abc sau này ra trường thì có đảm bảo công việc hay không,… Trong khi cái lõi của mình thì mình không dám đảm bảo, có quyết tâm học không, có bỏ được cám dỗ để tập trung mục tiêu hay không. Người từ vấn, họ cũng chỉ có thể nói đến tình hình hiện tại, ai dám nói tương lai. Sau này tương lai của bạn, bạn chịu, chả lẽ ra trường không có việc thì quay lại kiếm người tư vấn? 1 người Bác, ngày trước sang Liên Xô học Tiến Sỹ toán, giờ đang làm phó chủ tịch ở 1 ngân hàng. Ngày trước ra trường thấy vậy cũng hơi bất ngờ. Hỏi ra thì mới hiểu, học hành không quan trọng ngành nghề, sau này ra đời, tự bươn chải, tự nhận thức xã hội sẽ biết mình cần gì. Đấy là những lời tư vấn mình thấy có giá trị cho bản thân vào năm 2007, ở tuổi 22. Những gì học ở trường, nó không trở thành công cụ kiếm cơm cho ta, mà nó cho ta 1 cái nhìn trực quan về xã hội, cho ta tư duy trong cách xử lý và tiếp nhận vấn đề, đó là cái cần thiết của môi trường giáo dục bậc cao. Các bạn không chú ý học những môn như Triết học, Kinh tế chính trị,… đấy mới là những môn học cho các bạn điều đó, cho các bạn tư duy xã hội để đến thành công. Rất tiếc, các bạn chỉ lo học những môn chuyên ngành. Đó là sai lầm rất lớn. Một câu hỏi mình thường gặp là: “Học nghề gì dễ xin việc nhất?” Câu trả lời đơn giản: “Đó chính là nghề bạn đam mê nhất”. Mình đã tư vấn khá nhiều trường hợp có trong tay các bằng cấp được xem là dễ xin việc như: làm tóc, nấu ăn, chăm người già, giữ trẻ… nhưng vẫn thất nghiệp. Thậm chí có những người có bằng Computer, Kế toán từ các trường đại học danh tiếng. Những trường hợp này hoàn toàn là khách hàng thật của mình. Bởi học mà không có niềm đam mê, không có hứng thú với công việc thì bạn sẽ không thể làm được những công việc này quá một năm, thậm chí một tháng hay một ngày. Hoặc đơn giản là bạn không đủ tài để người chủ chịu thuê mướn bạn. Kiến thức học trong trường chỉ là nền tảng. Khi bạn bước ra khỏi trường, 80% kiến thức là bạn quên sạch hoặc đã lạc hậu so với thời cuộc. Mình cũng đã từng đi học đủ các loại trường, trường làng, trường thành phố và cả trường tây, học lực cũng không đến nỗi tệ, nhưng sao học xong là quên gần hết và chả nhớ rõ đã học cái gì. Nếu không tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, ôn tập hoặc nâng cao kỹ năng, làm sao bạn có thể vượt qua các cuộc phỏng vấn đầy lắt léo hay tồn tại sau vài tháng thử việc? Ca sĩ học xong không thích hát, nhạc công học xong không thích đàn, đầu bếp học xong không thích nấu, marketer học xong không thích tiếp xúc khách hàng, lập trình viên học xong nhìn code là phát ngán… thì sao có thể thành công hay thành danh với nghề mình chọn (sai) như vậy. Bạn có biết rằng, không một ngành nghề nào mà 100% sinh viên ra trường thất nghiệp cả. Nếu có một nghề nào như vậy thì các trường họ sẽ không dạy đâu. Thực tế tại Ontario, tính trung bình cho mọi ngành nghề, 80-85% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có việc làm sau khi ra trường trong vòng 6 tháng. Vậy nên, thay vì tốn thời gian để tìm hiểu xem nghề nào dễ kiếm việc, thì hãy dành thời gian tìm hiểu cách nào để mình không bị lọt ra ngoài cái số 80-85% đó. Bạn cũng cần hiểu rằng, một số “lọt sổ” vẫn có việc làm sau đó. Số còn lại là vì chọn nghề không phù hợp, nên không biết cách nâng cao kỹ năng để tìm việc mà thôi. Mình biết rằng mình sẽ còn phải gặp câu hỏi này mỗi ngày, và mình vẫn phải giải thích như vậy mỗi ngày. Riết mệt quá, đuối quá mình lại tự nghĩ có phải mình đã chọn sai nghề không nữa. |
- Trang chủ
- /
- Việc làm và việc làm thêm
- /
- Học ngành gì dễ xin việc, dễ xin PR ở...