Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thể giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam. Những thông tin sau đây là rất cần thiết cho bạn nếu bạn có ý định đi du học Trung Quốc
Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
- Ngày quốc khánh: 1/10/1949
- Thủ đô: Bắc Kinh
- Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
- Diện tích: 9,6 triệu km2
- Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
- Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc)
- Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y= 10 jiao (hào) = 100 fen (xu).
- Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
- Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
Về Giáo dục: Trung Quốc là một nước đông dân trên thế giới, có nhiều người tiếp thu giáo dục. Trung Quốc đang phát triển giáo dục quy mô lớn nhất trên thế giới, hiện nay có hơn 200 triệu người theo học tại các loại trường các cấp chế độ học cả ngày.
Giáo dục của Trung Quốc chia làm 4 giai đoạn gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục đại học. Nhà nước thi hành giáo dục nghĩa vụ 9 năm từ tiểu học đến sơ trung (tương đương trung học cơ sở). Học sinh ở vào giai đoạn giáo dục nghĩa vụ, không cần nộp học phí, mỗi năm chỉ cần nộp mấy trăm nhân dân tệ tiền sách vở và tiền tạp phí.
Nhà nước Trung Quốc rất coi trọng phát triển giáo dục nghĩa vụ, thông qua cố gắng, tỉ lệ phổ cập giáo dục nghĩa vụ của Trung Quốc đã từ chưa đến 80% mười mấy năm trước phát triển đến hơn 90%. Mấy năm tới, nhà nước Trung Quốc đặt trọng điểm giáo dục vào việc phát triển giáo dục nghĩa vụ vùng nông thôn và giáo dục đại học, mong tất cả trẻ em đều được đi học, đồng thời mau chóng thành lập Trường đại học hàng đầu thế giới.
Giáo dục của Trung Quốc chủ yếu là giáo dục công lập của nhà nước. Những năm gần đây, giáo dục dân lập cũng có sự phát triển, nhưng nói chung, quy mô và trình độ giáo dục còn chưa thể sánh với trường công lập.
Về chữ viết: Người Trung Quốc đã cho ra đời chữ viết của riêng mình từ rất sớm, ngay từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Về văn học Trung Quốc: có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 Trước Công nguyên) và bao gồm các tác phẩm kinh điển được cho là của Khổng Tử.
Các tác phẩm văn học nổi tiếng: Kinh Thi, Thơ Đường, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần..
Văn học Trung Quốc hiện nay đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ. Các tác phẩm văn học hướng tới đời sống quần chúng lao động, cải cách văn tự và cách hành văn. Trong làng văn học xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút trẻ tuổi và bước đầu đã khẳng định được chỗ đứng của mình.
+ Sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3.000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp .
Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.