Thị thực du học Mỹ là vấn đề quan tâm của cả các bạn du học sinh lẫn phụ huynh, bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về trình tự xin visa, thủ tục và cách đăng ký hẹn phỏng vấn …
Để du học Mỹ, sinh viên, du học sinh cần đăng ký thị thực.Dưới đây là các bước hướng dẫn đăng ký thị thực tại Mỹ.
Bước 1: Đặt lịch hẹn phỏng vấn
Đăng ký ngày hẹn phỏng vấn và đóng 160 USD lệ phí xin cấp thị thực. Mang theo hộ chiếu khi đi đăng ký.
Bước 2: Hoàn tất mẫu đơn DS-160
Bắt đầu từ ngày 17/05/2010, Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ sẽ yêu cầu tất cả các đương đơn nộp mẫu đơn DS-160 khi đến phỏng vấn.
Bước 3: Hình thẻ chụp làm visa
Chuẩn bị một hình thẻ cỡ 5cm x 5cm (phông nền trắng )sử dụng cho mẫu đơn DS-160. Mang theo hình thẻ này khi đi phỏng vấn.
Bước 4: Các giấy tờ khác được yêu cầu kèm theo với đơn xin cấp thị thực:
– Đối với du học sinh (Thị thực F-1): giấy nhập học mẫu I-20 do một trường học tại Hoa Kỳ cấp. Vui lòng nộp đầy đủ các trang của mẫu đơn này. Mẫu I-20 phải có chữ ký của du học sinh và Ban Giám Hiệu Nhà Trường.
– Đối với du học sinh trao đổi văn hoá (Thị thực J-1): mẫu DS-2019 từ chương trình trao đổi văn hoá.
– Biên lai đóng phí SEVIS (mẫu I-797) hoặc biên lai điện tử nếu việc đóng phí được thực hiện qua mạng internet.
– Những bằng chứng về tài chính để chứng minh du học sinh, gia đình hoặc người tài trợ có đủ khả năng trang trải tiền học phí, chi phí ăn ở phát sinh cho du học sinh trong suốt quá trình thời gian học tại Hoa Kỳ. Gồm:
+ Bằng chứng về thu nhập: Xác nhận lương, cổ tức, thu lãi từ việc cho vay, tiền cho thuê nhà, lợi nhuận từ việc kinh doanh, từ chăn nuôi, từ trồng trọt, từ sáng chế …
+ Bằng chứng về tài sản: Sổ ngân hàng, giấy phép kinh doanh, giấy tờ thuế và thuế trị giá gia tăng, hợp đồng lao động, giấy tờ nhà đất, xe cộ, cổ phần, vàng bạc, đá quí, nông trại chăn nuôi, rừng cao su, cà phê, tàu thuyền …
Các bước đăng ký xin thị thực Hoa Kỳ: Hẹn phỏng vấn, điền mẫu đơn….
– Học bạ, bằng cấp mà du học sinh đã được cấp trong quá trình học vừa qua;
– Điểm từ những kỳ thi theo yêu cầu bởi trường học ở Mỹ, như điểm TOEFL hoặc SAT, GMAT, GRE;
– Giấy khai sinh của đương đơn, Sổ hộ khẩu;
– Những bằng chứng cho thấy du học sinh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau khi đã hoàn thành việc du học của mình;
– Nếu du học sinh có chồng/vợ và con muốn xin thị thực đi theo cùng thì phải nộp thêm bằng chứng về mối quan hệ với du học sinh như giấy kết hôn, giấy khai sanh…
Xin lưu ý rằng những giấy tờ này sẽ được trình cho viên chức tại buổi phỏng vấn.Không gửi bất kỳ giấy tờ nào đến văn phòng Lãnh sự trước ngày hẹn phỏng vấn.
Bước 5:
Đến Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ vào ngày và giờ trên phiếu hẹn để nộp đơn xin cấp thị thực và phỏng vấn với viên chức Lãnh Sự Hoa Kỳ. Đơn xin cấp thị thực của đương đơn sẽ không được chấp nhận nếu đương đơn đến sau 10g30 sáng vào ngày hẹn phỏng vấn. Đương đơn sẽ không được phép mang theo bất kỳ một thiết bị điện tử nào vào bên trong lãnh sự bao gồm cả điện thoại di động. Nếu đơn xin cấp thị thực của đương đơn được chấp thuận thì thị thực sẽ được cấp vào lúc 3g chiều ngày làm việc tiếp theo.
Thị thực sẽ không được cấp trước 90 ngày so với ngày nhập học ghi trên I-20 và sau ngày được nhập học.
Hình phạt cho việc trình bày sai sự thật:đương đơn luôn nhớ rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất kỳ loai thị thực nào trong tương lai.