Khi mỗi khóa học sắp kết thúc, nhiều bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tại Canada lại lo lắng về việc chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo là đi làm và có nhiều thắc mắc với vấn đề Post Graduation Work Permit (PGWP). Dưới đây là tổng hợp lại những điều quan trọng mà tất cả các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tại Canada nên chú ý trong giai đoạn chuyển tiếp này.
1. Post Graduation Work Permit (PGWP) là gì? Khi sinh viên nhập học vào Canada, visa chỉ là tấm vé để bay sang Canada, có visa thậm chí có thể không vào được Canada nếu tại hải quan (CBSA) không tuân theo yêu cầu của Study Permit trước đó. Legal status của sinh viên tại Canada bắt đầu với Study Permit. Sau khi học xong chuyển sang giai đoạn đi làm, sinh viên cần xin PGWP trong thời gian 90 NGÀY sau khi có chứng nhận tốt nghiệp để được phép hợp làm cư trú và làm việc lại Canada. Legal status của sinh viên lúc này là theo PGWP. Các bạn sinh viên chú ý thời gian 90 ngày, mình nhắc nhở rất nhiều lần nhưng nhiều bạn vẫn chủ quan. Quá 90 ngày này sinh viên sẽ không còn có quyền (hay eligible) xin PGWP. Công sức theo học suốt bao năm cao đẳng đại học để chờ ngày làm việc tại Canada và xin định cư có thể tiêu tan nếu để lỡ 90 ngày này. Nhiều bạn sinh viên đã phải rời Canada trong tiếc nuối vì không chú ý xin PGWP trong 90 ngày. Sau 90 ngày này, muốn xin Work Permit sinh viên sẽ bị yêu cầu LMIA như một người xin Work Permit từ ngoài Canada.
2. Một điểm nữa cần chú ý về Work Permit. Theo luật của Canada, PGWP chỉ được cấp một lần cho sinh viên trong 90 ngày sau khi tốt nghiệp. Những bạn học chương trình trên 8 tháng và dưới 2 năm sẽ được cấp PGWP có thời hạn đúng bằng thời hạn chương trình học. Những bạn học chương trình trên 2 năm (như cao đẳng & đại học) sẽ được cấp PGWP thời hạn 3 năm. Trong một số trường hợp hết sức đặc biệt, sau khi hết hạn 3 năm Work Permit, có thể xin thêm 1 năm Work Permit khi công ty bảo lãnh và 1 năm này không phải là thuộc PGWP. Tối đa 4 năm Work Permit được cấp (trong đó tối đa 3 năm cho PGWP) và để có thể xin tiếp Work Permit, cần phải cư trú tiếp 4 năm tại Canada mà KHÔNG LÀM VIỆC GÌ. Sau đó, nếu có công ty bảo lãnh LMIA thì mới có thể xin tiếp Work Permit.
3. Đối với những bạn có dự định hoặc cần phải học 2 chương trình, nếu độ dài tổng hợp của hai chương trình trên 2 năm cũng sẽ có thể xin PGWP 3 năm. Một số bạn sau khi học các chương trình quá ngắn hạn (8-12 tháng) ở những ngành nghề không có nhu cầu lao động cao sẽ gặp khó khăn khi xin việc vì thời gian hợp pháp của PGWP quá ngắn. Do đó trước khi tốt nghiệp, cần tính toán kĩ xem nên xin PGWP ngay hoặc học tiếp để xin được PGWP dài hơn. Ngay cả khi đã xin được PGWP để đi làm thì vẫn có thể xin được Study Permit để đi học tiếp. Tuy nhiên, chú ý thời hạn PGWP đã cấp vẫn không thay đổi dù mình có học thêm sau khi xin PGWP.
4. Cần xin PGWP khi Study Permit còn hiệu lực. Nhiều trường hợp thực tế gặp khó khăn khi xin PGWP vì thời hạn Study Permit CIC cấp cho sinh viên thường khá sát với thời hạn tốt nghiệp. Một số bạn sinh viên khi theo học lại có thể trì hoãn 1 học kì nên tốt nghiệp chậm hoặc quá sát ngày hết hạn Study Permit. Lúc đó các bạn cần chú ý renew Study Permit trước khi xin PGWP kẻo hồ sơ PGWP bị trả về và còn có thể gây quá hạn 90 ngày eligible để xin PGWP.
5. Với những trường hợp các bạn học các trường tư nhân, private college ở Canada. Mặc dù theo luật sinh viên các trường private college có thể xin PGWP nếu thuộc danh sách Designated Institution List của CIC công bố. Tuy nhiên, nhiều chương trình định cư tại mỗi tỉnh cụ thể có thể không cho phép xin định cư. Do đó xảy ra tình huống sinh viên có thể xin PGWP làm việc như những sinh viên khác nhưng lại không được xin định cư dù có việc làm hợp lệ để xin định cư. Những bạn nào đang học private college và ở tỉnh nào thì nên tham khảo cụ thể về luật của tỉnh đó để tránh xảy ra việc tiến hành xin PGWP (vốn chỉ được cấp 1 lần). Sau đó phát hiên ra trường mình học không được quyền xin định cư thì lại không học tiếp được để xin lại PGWP khác mà xin định cư.
6. Khi xin PGWP, thời hạn 90 ngày tính từ khi có bằng chứng cụ thể sinh viên tốt nghiệp. Ví dụ chứng nhận của trường xác nhận ngày sinh viên tốt nghiệp (không phải là ngày tham gia buổi nhận bằng tốt nghiệp trường tổ chức). Khi xin PGWP, ngày được tính đếm kiểm tra có trong vòng 90 ngày không được tính theo ngày bưu điện đóng dấu. Ví dụ sinh viên tốt nghiệp ghi trên bằng là ngày 15/05/2016, khi xin PGWP ra bưu điện gửi hồ sơ ngày 14/08/2016 thì được và có thể CIC nhận được hồ sơ vào ngày 18/08/2016 nhưng hồ sơ vẫn được tính là trong 90 ngày. Chú ý là có tháng 30 ngày, có tháng 31 hoặc 28 ngày. Sinh viên không nên tính quá sát như vậy vì có thể xảy ra sai sót. Theo mình, nên gửi ngay hồ sơ khi có chứng nhận tốt nghiệp từ trường để phòng trường hợp rủi ro phải làm lại hồ sơ do sai sót. Note: Cách tính thời hạn này khác với một số hồ sơ xin định cư. Theo đó thời hạn trong một số hồ sơ xin định cư được tính từ ngày CIC nhận được bộ hồ sơ hoàn thiện. Nếu nộp online thì tính dựa vào ngày hồ sơ pass qua một hệ thống online của CIC. Các trường hợp này không phải tính từ ngày nộp hồ sơ qua bưu điện hay online.
7. Trong thời gian nộp đơn xin legal status như PGWP, giả sử Study Permit hết hạn khi chưa nhận được quyết định của CIC thì sinh viên sẽ ở trong tình trạng Implied Status, tức là vẫn hợp pháp. Implied Status này sẽ hết hiệu lực khi sinh viên nhận được kết quả của CIC về đơn xin PGWP của mình. Nếu được đồng ý cấp PGWP, sinh viên sẽ hợp lệ cư trú và làm việc lại Canada trong thời hạn được cấp. Nếu bị từ chối, sinh viên sẽ không còn legal status và nên rời Canada càng sớm càng tốt tránh để dính vào tình trạng illegal lâu hơn. Chú ý: Implied Status cũng sẽ mất hiệu lực nếu sinh viên rời Canada khi đang trong tình trạng Implied Status. Do đó tránh trường hợp nộp đơn xin PGWP xong khi đang chờ kết quả và Study Permit thì hết hạn mà du lịch hay ra ngoài Canada.