Đây là một vùng vịnh đa dạng, một điểm đến du lịch ngoạn mục với bờ biển tuyệt đẹp, khu đất trồng cây nở rộ, những bãi biển lướt sóng sôi động và một loạt các quán cà phê nơi học sinh có thể kết nối và tận hưởng môi trường có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. Cùng khám phá thành phố xinh đẹp này trong con mắt của du học sinh sẽ như thế nào nhé!
Thành phố nhỏ Tauranga, nơi tôi vừa trải qua hơn nửa năm học tập xa nhà, nằm ở bờ biển phía đông của New Zealand, cách Aukland – thành phố lớn nhất của New Zealand khoảng 200km về phía đông nam. Thật ra, Tauranga chỉ là một khu nghỉ mát và cùng với thị trấn song sinh là Maunganui – tên một ngọn nói lửa đã tắt từ lâu – nó chỉ có vẻn vẹn 85.000 dân.
Núi Maunganui
Chân ướt chân ráo đến với Tauranga, ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời một du học sinh, tôi đã bị vùng đất biển này hớp hồn. Quen với sự chật hẹp của phố phường đông đúc tới nghẹt thở của Hà Nội, tôi choáng ngợp giữa đất trời Tauranga. Hôm đầu tiên từ phi trường Aukland về nhà trọn ở Tauranga, dẫu đang trong tâm trạng xa nhà buồn bã, tôi vẫn không thể rời mắt khỏi những đồi núi trải dài một mầu xanh mát mắt, tô điểm vào bức tranh đó là những mặt hồ thấp thoáng với mầu xanh ngọc bích và xa xa là biển cả sậm mầu hơn nữa. Những ngày sau đó, khi đã có một chiếc xe đạp tôi thỏa sức phóng xe trên những con đường uống khúc giữa núi đồi, tận hưởng cái cảm giác thênh thanh chưa khi nào mình có được.
Tauranga nhìn ra vịnh phong phú (Bay of Plenty) – cái tên tương truyền là do nhà thám hiểm vĩ đại James Cook đặt cho khi ông khám phá cái vịnh phong cảnh không chỉ quyến rũ con người mà đất đai bên trong bờ lại mầu mỡ và có rất nhiều loài động, thực vật sinh sống ở cả trên đất liền cũng như dưới thềm lục địa. Trong vịnh có rất nhiều đảo nhỏ, trong đó có hò đảo Makatane là nơi đám sinh viên đa quốc tịch chúng tôi đến học cách lái tầu lớn và nhỏ. Còn ngọn núi Mauganui nhìn ra vịnh là nơi chúng tôi đến thu nhặt vỏ sò và rong biển ở những bờ cát trải dài dưới chân núi. Chúng tôi sẽ phải học thuộc tên từng loại cỏ dưới làn nước xanh ngắt của đại dương, học thuộc tên từng loài động vật biển, bắt đầu từ những chiếc vỏ sò nhiều mầu sắc….
Bay of Plenty
Có một truyền thuyết mà những người bạn Maori của tôi kể lại, rằng vào thủa hồng hoang, chàng Maui – tổ tiên của người Maori – trong lúc đi câu cá ở đảo Bắc (North Lsland) đã câu được một con cá khổng lồ. Maui kéo nó lên , đập cho nó một chùy đá. Cá chết và biến thành đảo Nam (South lsland), nơi cư trú đầu tiên của những người Maori. Họ chỉ sinh sống ở đó cho tới khi James Cook tìm thấy đảo Bắc và vịnh Plenty; từ đó người Maori mới sang đảo Bắc sinh cư lập nghiệp. Đảo Bắc và đảo Nam là hai đảo chính làm nên đất nước New Zealand ngày nay.
Văn hóa người Maori
Dù bé nhỏ, ít dân nhưng Tauranga vẫn được nhiều người biết đến, nhất là du khách bởi những bãi biển tuyệt đẹp và khí hậu quanh năm ấm áp nơi đây. Lúc lạnh nhất cũng chỉ cỡ như Đà Lạt nhưng muốn biết thế nào là tuyết thì ở Tauranga người ta cũng tìm được, tất nhiên là phải lên núi cao. Bà Moon, một phụ nữ Thái Lan có chồng là người New Zealand, cũng là bạn học của tôi, bảo rằng Tauranga là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở đảo quốc này. Năm 1995, khi bà Moon tới đây lập nghiệp, cả vùng này còn rất hoang sơ, đi bốn, năm cây số mới thấy một ngôi nhà, nhưng chỉ vài năm gần đây dân cư của Tauranga đã đông đúc hơn nhiều, do những làn sóng nhập cư của người châu Á. Bây giờ, ngoài dân da trắng và người Maori bản xứ, buổi tối xuống phố chơi có thể thấy đủ bản sắc dân châu Á, từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Ấn Độ….. và một số ít người Việt. Còn có trường đại học của tôi cũng có khá nhiều sinh viên đến từ châu Á.
Đất mới nên nhà cũng mới. Phố biển là những ngôi nhà xây bằng gạch trần, mái ngói với bộ khung bằng gỗ thông. Tôi thích những ngồi nhà giản dị làm bằng loại gỗ thông New Zealand nổi tiếng thế giới hiện nay. Những ngôi nhà gỗ luôn cho cảm giác ấm áp khi ta bước vào và cái mùi thơm thơm của gỗ thật dễ chịu. Bên trong những ngôi nhà ấy, người ta dùng giấy dán tường để trang trí, sàn thì lót thảm toàn bộ. Nhà nào cũng có vườn, với một ít khóm hoa hồng hoặc hướng dương, còn dành phần lớn đất để trồng rau: cà chua, bắp cải, xà lách, broccoli,…. và cả dâu tây tươi chín mọng. Cái thu vui làm vườn đó cũng mang lại lợi ích đáng kể vì giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ co thực phẩm hàng ngày.
Một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Ohauiti
Đi không xa khỏi Tauragan là vùng ngoại ô Ohauiti – những cái tên địa phương này do người thổ dân Maori đặt từ lâu lắm rồi – đất đai mênh mông hơn. Những ngôi nhà ở đây nằm giữa cánh đồng rộng bát ngát, thường là trang trại nuôi bò sữa và ngựa. Và nếu đi xa hơn nữa, qua thành phố Rotorua, đến vùng hồ Taupo, một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở New Zealand. Hôm đi theo gia đình ông bà chủ nhà trọ Garth và Tricia Wright tới hồ Taupo, tôi phát hoảng vì chưa từng thấy một cái hồ rộng khủng khiếp như vậy! Gia đình ông bà Wright có một căn nhà nghỉ sát mặt hồ và tôi đã cùng họ trải qua một kỳ nghỉ cuối tuần tuyệt vời nơi đây. Tôi tắm tới mệt nhoài trong làn nước trong vắt, rồi bơi thuyền Kayak đến tận dòng suối dẫn nguồn nước vào hồ…
Sống gần biển lại luôn gần kề thiên nhiên khoáng đạt của New Zealand, tôi đã không nhầm khi quyết định du học tại thành phố Tuaranga. Thành phố này đã một lần nữa củng cố tình yêu biển cả trong tôi.
Nguồn: Du học sinh