Trước khi du học tại Phần Lan, bạn sẽ cần trang bị cho mình những bí kíp siêu tiết kiệm để chủ động tài chính của bản thân và gia đình. Bạn có thể tiết kiệm bằng cách thuê nhà ở trọ, cùng nấu ăn cho những người bạn của mình hoặc tìm một công việc làm thêm để gia tăng thu nhập và hòa mình vào cuộc sống sôi động tại Phần Lan….Và còn những bí kíp tiết kiệm nào chưa được bật mí, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNPC để biết thông tin chi tiết.
1. Thuê nhà ở trọ và cùng nấu ăn với những người bạn của mình Tìm nhà ở sinh viên tại Phần Lan khá dễ dàng, kể cả khi bạn không muốn ở ký túc xá trong trường, thì phí trung bình bạn phải cho một phòng 12m2 khoảng 250 Euro/tháng. Mức giá này bao gồm điện nước, kết nối Internet. Để tiết kiệm chi phí hơn, bạn nên thuê nhà ở cùng và tránh những khu trung tâm.
Về ăn uống, bạn có thể đi chợ tại các khu chợ người Hoa để tìm những thực phẩm quen thuộc, hoặc sử dụng thẻ ưu đãi để mua thực phẩm trong siêu thị với mức giá phải chăng mà vẫn mua được nhiều đồ với chất lượng tốt. Điều này, ngày càng trở nên phổ biến hơn, vì không ai thích ăn đồ ăn nhanh hoặc ăn mãi ở ngoài tiệm cả. Bên cạnh việc tiết kiệm, bạn sẽ cảm thấy gắn bó và gần gũi hơn với những người bạn của mình. Thời gian du học Phần Lan cũng vì thế mà trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
2. Tìm cho mình một công việc làm thêm Nếu muốn trang trải chi phí, hãy chọn một công việc làm bán thời gian tại Phần Lan. Sinh viên chỉ được phép làm 20 giờ/tuần nhưng mức lương đủ để bạn trang trải tiền nhà và tiết kiệm cho mình chút ít rồi đấy. Tuy nhiên bạn phải trang bị cho mình một vốn tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển đủ để giao tiếp mới có khả năng nhận được việc nhé. Những công việc phù hợp với bạn gồm: bán hàng, thu ngân, dọn dẹp, giao báo, phụ việc trong các trang trại, thu hái nông sản…
3. Tận dụng triệt để thẻ giảm giá Chi phí sinh hoạt ở Phần Lan thuộc dạng cao bởi mức sống của người dân châu Âu rất khác biệt so với Việt Nam, mức chi phí phí sinh hoạt trung bình hàng tháng cho sinh viên du học tại Phần Lan vào khoảng 700 – 900 euro. Mức chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng vùng, ví dụ nếu bạn quyết định học tại thủ đô Helsinki hay các thành phố lớn khác thì chi phí sẽ cao hơn.
Do đó, tận dụng triệt để thẻ giảm giá và sử dụng những ưu đãi dành cho sinh viên là biện pháp tiết kiệm chi phí phổ biến. Tại Phần Lan nếu bạn có thẻ sinh viên, bạn sẽ được mua vé vào công viên, viện bảo tàng, mua vé giao thông công cộng…với mức giá ưu đãi nhất. Nhiều công viên, viện bảo tàng hoặc khu triển lãm còn sẵn sàng free vé cho bạn nữa. Tương tự tại các siêu thị, quán ăn, rạp chiếu phim hoặc các khu vui chơi giải trí khác…bạn cũng sẽ nhận được những thẻ giảm giá siêu cấp đáng yêu. Vậy nên, tiết kiệm là điều tốt nhưng nếu quá tiết kiệm mà bỏ qua những trải nghiệm cuộc sống thú vị tại “đất nước của ông già Noel” thì thật không đáng chút nào.
4. Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý Thói quen chi tiêu cá nhân sẽ quyết định đến chi phí sinh hoạt của bạn, bởi không phải mọi thứ ở Phần Lan đều “đắt cắt cổ”. Bởi vậy bạn nên lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho mình, và đừng quên dành một khoản tiền cho những hoạt động lúc rảnh rỗi nữa. Bạn qua Phần Lan là để học hỏi và trải nghiệm mà!
5. Mở tài khoản ngân hàng tại Phần Lan Đây là một bước rất quan trọng nếu bạn muốn học tập, sinh sống ở Phần Lan và cũng là việc mà bạn nên làm đầu tiên khi bước chân đến đất nước này. Bạn có thể nhờ văn phòng sinh viên tại trường hỗ trợ hoặc đến thẳng các ngân hàng để biết chi tiết về yêu cầu thủ tục. Khi đi mở tài khoản phải đem đầy đủ giấy tờ ngân hàng yêu cầu.
Cách dễ nhất là hãy chọn những ngân hàng gần nơi bạn học tập và sinh sống để thuận tiện cho việc làm thủ tục. Bạn cũng nên tập làm quen với cách sử dụng thẻ ATM Phần Lan, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, chuyển tiền quốc tế, điều kiện sử dụng tài khoản ngân hàng, thủ tục khi mất thẻ. Bạn có thế tham khảo các thông tin này tại các trang web của du học sinh ở Phần Lan. Các ngân hàng thường mở cửa thứ hai đến thứ 6, từ 9 giờ – 16 giờ 30.
Khi bạn du học Phần Lan 2018, bạn sẽ được khuyên mở tài khoản tại 3 ngân hàng chính là Nordea, Sampo và Osos. Thông thường ngân hàng sẽ cấp cho bạn thẻ ATM để rút tiền. Bạn nên hỏi ngân hàng hay bạn bè về cách sử dụng thẻ. Mỗi loại thẻ sẽ có phí rút tiền khác nhau. Tốt nhất bạn nên xin cấp thẻ Visa Electron, một loại thẻ dùng để rút tiền ở ATM và dùng để thanh toán khi đi mua hàng (bằng hình thức quẹt thẻ). Loại thẻ này thường không tính phí nên rất tiện lợi cho bạn.