Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền tại Trung Quốc là kỳ nghỉ quan trọng nhất đối với người dân nước này. Vào ngày này, người Trung Quốc quây quần bên nhau làm những món ngon để cúng tổ tiên và biếu nhau một túi quýt đỏ 2 tuần đầu năm mới để cầu may mắn.
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ “bánh gói” – ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.
Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ (với “trừ” nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm, “trừ tịch” nghĩa là “đêm của sự thay đổi””đêm của thời khắc giao thời”.)
Vào đêm Trừ Tịch, bữa tối trở thành đại tiệc của gia đình. Các món ăn bao gồm món heo, vịt, gà và đồ ngọt. Buổi tối sẽ kết thúc với pháo hoa. Sáng sớm hôm sau, trẻ em sẽ chào người lớn bằng những lời chúc Tết, chúc sức khỏe và nhận tiền trong phong bao đỏ. Tết thực sự là một dịp để hòa giải, quên đi mọi hận thù và chân thành chúc nhau bình an và hạnh phúc.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…
Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
Ngày 29, 30 tết, các gia đình bày ban thờ cúng tế trời đất tổ tiên, cùng quây quần ăn cơm tất niên. Tối ngày 30 gọi là “trừ tịch”, người dân thường thức đón năm mới. Người Trung Quốc quan niệm, sau ngày 23 tháng Chạp, các thần đều về thiên giới, lúc giao thừa (tức “trừ tịch”) lại quay trở lại nhân gian, nên có tục “tiếp thần”, tức là cả nhà bày hương án ra sân cúng tế hóa vàng đón các thần trở lại. Trước đây, đúng lúc giao thừa có thể đốt pháo đón thần.
Ngày nay, vào tối 30 Tết, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có phát trực tiếp chương trình liên hoan văn nghệ chào đón năm mới, các gia đình hiện đại cũng có thêm một thói quen mới nữa là ngồi trước TV xem chương trình văn nghệ. Spring Festival Gala là một chương trình truyền hình hàng năm của quốc gia, kéo dài 5 tiếng, trực tiếp vào đêm giao thừa năm mới từ 7:00 cho đến một thời gian sau nửa đêm.
Ngày mùng 1: người Trung Quốc sẽ làm lễ rước thần linh, ngọc hoàng và trời đất vào nhà. Trong ngày này, một số người kiêng ăn thịt bởi vì họ tin rằng làm như vậy sẽ giúp sống lâu và hạnh phúc hơn.
Ngày mùng 2: người Trung Quốc dành để cầu nguyện ông bà tổ tiên và tất cả thần linh. Trong năm nay, vào ngày này, người Trung Quốc đối xử rất tử tế với chó, cho chúng ăn thật no bởi vì họ tin rằng mùng 2 là sinh nhật của tất cả chó có trên đời.
Ngày mùng 3 và mùng 4: trong 2 ngày này, con rễ sẽ sang chúc tết cho ba mẹ vợ.
Ngày mùng 5: ngày này gọi là Po Woo. Tất cả mọi người đều ở nhà để đón Thần Tài. Không ai đến nhà người khác trong ngày này bởi vì nếu làm như vậy thì điềm gỡ sẽ xảy đến cho cả chủ lẫn khách.
Đầu năm mới người Trung Quốc thường đi chùa dâng hương cầu may. Người Trung Hoa quan niệm sự thành tâm đó sẽ khiến trời phật phù hộ một năm mới tốt lành, may mắn. Đến thăm các địa điểm tâm linh như chùa triền bạn sẽ thấy đoàn dâng hương dài như vô tận xếp hàng nối đuôi nhau đi, trên tay nâng cao bó 3 nén hương nghi ngút khói, một hình ảnh khó hiểu nhưng lại kích thích tò mò của rất nhiều khách du lịch ngoại quốc.
Trong những ngày lễ tết này ẩm thực cũng là một trong những thú vui ngày Tết. Họ quan niệm rằng ăn những món ăn may mắn sẽ có nhiều may mắn dịp năm mới. Thực phẩm vào ngày Tết truyền thống mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng kiểu gì cũng sẽ có bánh bao. Bên cạnh đó, các món ăn điển hình khác bao gồm: bánh khoai môn, bánh củ cải, jau gok (bánh bao chiên giòn), bánh bao và babaofan.