Là một thành viên có nền kinh tế phát triển và ổn định của Liên minh châu Âu cùng những thành phố hấp dẫn trải dài bên những bãi biển ngập tràn gió và nắng, Cộng hòa Síp nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh tế, giáo dục ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư. Nơi đây thực sự là một điểm đến du học hấp dẫn với du học sinh trên khắp thế giới.
Tên nước: Cộng hòa Síp
Thủ đô: Nicosia.
Vị trí địa lý: Síp là một quốc đảo nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, phía Nam của bán đảo Anatolia và gần phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Diện tích: 9.250 km2 (trong đó người Síp gốc Thổ kiểm soát 3.355 km2) ở phía Bắc
Khí hậu: Đặc trưng khí hậu Địa Trung hải; mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt.
Dân số: 814,800 người
Tôn giáo: Đạo cơ đốc (78%), đạo Hồi (18%).
Ngôn ngữ: Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh
Ngày Quốc khánh: 01/10/1960.
Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Síp (CYP).
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của cộng hòa Síp
Cộng hoà Síp là một hòn đảo nằm ở phía đông Địa Trung Hải. Cộng hoà Síp có bờ biển dài, bãi biển đẹp, đồi đá và những dãy núi được bao phủ bởi rừng rậm. Ngọn núi Troodos ở miền trung có độ cao tới 1950m, đây là noi lý tưởng để trượt tuyết vào mùa đông. Thủ đô Nicosia nằm ở trung tâm đồng bằng Messaoria. Thành phố cổ này có rất nhiều cửa hàng được trang trí theo phong cách cổ xưa đẹp lộng lẫy. Cộng hoà Síp là một quốc gia rất an toàn, có tỉ lệ tội phạm thấp hơn các nước Châu Âu khác. Người dân ở đây cũng rất thân thiện và họ rất coi trọng việc học tập của con em mình.
Cộng hoà Síp chịu ảnh hưởng của khí hậu địa trung hải đặc trưng nên có mùa hè khô và nóng, mùa đông ấm áp và mưa nhiều. Nhiệt độ vào mùa hè thường khoảng 32 độ C, và vào mùa đông thời tiết không quá lạnh nhiệt độ trung bình khoảng 17 độ C. Một ưu điểm của vùng này do chịu ảnh hưởng của khí hậu địa trung hải là có nắng nhiều 330 ngày trong năm. Đây là một đặc điểm thời tiết rất thuận lợi và đặc trưng vì ngay cả mùa đông cũng có mặt trời chiếu sáng.
2. Kinh tế
Quốc gia này thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch và khách sạn. Trước đây, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất tại đây, thu hút 1/3 lực lượng lao động, lượng nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp. Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch và dịch vụ dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động.
Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản… Năm 2007, Síp đã thu hút nhiều vốn đầu tư, chiếm hơn 20,8%, giúp tăng thêm nguồn ngân sách đến 9,996 tỷ USD.
Kinh tế tại quốc gia này khá thịnh vượng và đa dạng hoá trong những năm gần đây. Theo ước tính mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Síp được lựa chọn là cơ sở cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng phát triển cao. Chính sách kinh tế của Chính phủ Síp chú trọng tới việc đạt các tiêu chí cho việc gia nhập Liên minh châu Âu.
Hòn đảo này đã chứng kiến một cuộc bùng nổ du lịch trong nhiều năm và cùng với đó là sự thịnh vượng. Ngoài ra, sự tăng trưởng tư bản trong mức độ thịnh vượng tạo ra do nhu cầu của các nhà đầu tư tới đây và những người dân ngày càng giàu lên trên hòn đảo.
Từ đó, Síp đã chứng kiến một làn sóng lớn người lao động nhập cư từ các quốc gia như Thái Lan, Phillipines, Sri Lanka cũng như số lượng lớn người cư trú thường xuyên đến từ Nga, Anh và các quốc gia châu Âu khác.Tới cuối năm 2007, khoảng 124.000 người nhập cư định cư tại Síp, ba nhóm người nhập cư lớn nhất là Hy Lạp (37.000 người), Anh (27.000 người) và Nga (10.000 người).
3. Giáo dục
Síp có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học phát triển cao với cả hệ thống giáo dụng công và tư nhân. Chất lượng cao của nền giáo dục có được nhờ trình độ trên mức trung bình của các giáo viên những cũng bởi thực tế gần 7% GDP được chi cho giáo dục khiến Síp là một trong ba nước chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục trong EU cùng Đan Mạch và Thuỵ Điển. Các trường công nói chung được xem có cùng chất lượng như các cơ sở giáo dục tư nhân. Tuy nhiên, giá trị của bằng cấp trung học nhà nước bị hạn chế bởi thực tế các bằng cấp có được chỉ chiếm khoảng 25% điểm số cuối cùng của mỗi môn, 75% còn lại do giáo viên quyết định trong học kỳ, theo một cách ít công khai nhất. Các trường đại học Síp (giống như các trường đại học Hy Lạp) hầu như bỏ qua toàn bộ giá trị bằng cấp trung học trong việc tiếp nhận. Tuy một bằng trung học chỉ là bắt buộc khi vào trường đại học, việc tiếp nhận được quyết định hầu như chỉ trên cơ sở điểm số tại các cuộc thi đầu vào trường đại học mà mọi ứng cử viên đều bị bắt buộc phải tham gia. Đa số người Síp theo học trung học tại Hy Lạp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, các trường đại học châu Âu và Bắc Mỹ. Cần lưu ý rằng hiện tại Síp có tỷ lệ phần trăm công dân ở tuổi lao động có trình độ trung học cao ở EU với 30% vượt cả Phần Lan 29.5%. Ngoài ra 47% dân số trong độ tuổi 25–34 có bằng cấp ba, cao nhất tại EU.
Síp ngày càng khẳng định vị thế giáo dục và chất lượng đào tạo tốt. Ở đây có các trường đại học và cao đẳng tư lâu đời. Chính phủ tại đây rất quan tâm đến giáo dục và thường xuyên có các chính sách hỗ trợ các trường ngày càng đổi mới với cơ sở vật chất hiện đại và con số sinh viên từ nước ngoài cũng gia tăng.
Các Đại học tiêu biểu:
– Đại học Síp: thành lập năm 1989
– Đại học Kỹ thuật Síp: bắt đầu năm 2007
– Đại học châu Âu – Síp: thành lập năm 1961 với tên gọi Trường cao đẳng Síp và đổi tên năm 2007
– Đại học Nicosia: thành lập năm 1981 trước kia gọi là Intercollege; nó đổi thành tên hiện tại năm 2007. Tổng cộng có 5,000 sinh viên tại các cơ sở ở Nicosia, Limassol và Larnaca
– Đại học Frederick
– Viện hàn lâm nghệ thuật Síp: thành lập năm 1995.
– Cao đẳng nghệ thuật Síp: thành lập năm 1969.
4. Con người và ngôn ngữ
Đặc điểm hấp dẫn nhất của Síp đó là lòng hiếu khách của người dân Síp. Người dân Síp rất cởi mở, thân thiện, chân thật. Họ là một trong số những cư dân hiếu khách nhất trên trái đất. Hơn nữa, Síp là đất nước an toàn với tỷ lệ tội phạm thấp so với các nước miền Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Pháp.
Ngôn ngữ chính của Síp là tiếng Hy Lạp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất; 80% dân số nói tiếng Anh. Tiếng Anh có ở khắp các cửa hiệu, biển chỉ dẫn… Các chương trình truyền hình, phát thanh,một số tạp chí đều sử dụng tiếng Anh.
5. Văn hóa
Lịch sử nghệ thuật Síp có thể được truy nguồn gốc từ 10.000 năm trước, sau sự phát hiện một loạt hình ảnh khắc thời Chalcolithic tại các làng ở Khoirokoitia và Lempa, và hòn đảo này cũng là quê hương của nhiều tranh thần tượng nghệ thuật cao từ thời Trung Cổ.
Âm nhạc dân gian truyền thống Síp có nhiều điểm chung với âm nhạc dân gian Hy Lạp, gồm các điệu nhảy như sousta, syrtos, zeibekikos, tatsia, và kartsilamas. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc dân gian Síp là violin, đàn luýt, accordion, và sáo Síp “pithkiavlin”. Cũng có một hình thức thơ âm nhạc được gọi là “chattista”, thường được trình diễn tại các lễ hội và sự kiện truyền thống. Các nhà soạn nhạc gắn liền với âm nhạc truyền thống Síp gồm Evagoras Karageorgis, Marios Tokas, Solon Michaelides, Savvas Salides. Nhạc Pop tại Síp nói chung bị ảnh hưởng bởi nhạc pop “Laïka” Hy Lạp, với nhiều nghệ sĩ như Anna Vissi và Evridiki nổi tiếng rộng rãi. Nhạc rock Síp và nhạc rock “Éntekhno” thường gắn liền với các nghệ sĩ như Michalis Hatzigiannis và Alkinoos Ioannidis. Metal cũng có nhiều khán giả tại Síp, được thể hiện bởi các ban nhạc như Armageddon, Winter’s Verge, RUST and Blynd Rev. 16:16.
6. Ẩm thực
Pho mát Halloumi hay Hellim có nguồn gốc ở Síp và lần đầu tiên được sản xuất thời Trung Cổ Byzantine[, sau đó trở nên nổi tiếng ở toàn bộ Trung Đông. Halloumi thường được ăn với các miếng mỏng, tươi hay nước, như một món khai vị.
Hải sản và các món cá của Síp gồm mực ống, bạc tuộc, cá đối đỏ, và cá vược biển. Dưa chuột và cà chua được sử dụng nhiều làm salad. Các món rau thông thường gồm khoai tây với dầu olive và mùi tây, súp lơ ngâm rượu và củ cải đường, măng tây và kolokassi. Các đồ đặc sản khác của hòn đảo là thịt ướp trong rau mùi khô, các loại hạt và rượu, và cuối cùng là các loại thực phẩm khô và hun khói, như lountza (thăn lợn hun khói), thịt cừu nướng than, souvlaki (thịt lợn và thịt gà nướng than), và sheftalia / seftali (thịt băm gói trong màng treo ruột). Pourgouri (bulgur, lúa mì xay) là món ăn carbohydrate truyền thống cùng bánh mì.
Các loại rau củ tươi là sản phẩm thường thấy trong ẩm thực Síp. Các loại rau thường được sử dụng là bí xanh, hạt tiêu xanh, okra, đậu xanh, artichoke, cà rốt, khoai tây, dưa chuột, lá rau diếp và lá nho, và bột đậu, đậu hà lan, black-eyed bean, đậu xanh và đậu lăng. Các loại trái cây và quả thường gặp nhất là lê, táo, nho, cam, quýt, xuân đào, sơn trà, mâm xôi, anh đào, dâu tây, vả, dưa hấu, dưa, lê tàu, chanh, hồ trăn, quả hạnh, hạt dẻ, óc chó, hazelnut.