Canada là nước xếp hàng đầu trên thế giới về chất lượng sống, mức sống cao nhưng giá cả sinh hoạt thấp. Chính điều này đã thu hút không ít du học sinh đến học tại Canada. Tuy nhiên, việc cấp thị thực nhập cảnh vào Canada khá chặt chẽ.
Một số kinh nghiệm quan trọng Du học Đông Sơn xin chia sẻ khi xin Visa du học Canada như sau.
Trước tiên, bất cứ học sinh nào cũng phải hoàn tất bộ hồ sơ khi xin thị thực nhập cảnh du học Canada gồm:
– Lệ phí: 215 CAD hay 105 USD theo thời điểm tháng 9/2010. Lệ phí có thể thay đổi theo thời điểm.
– Đơn xin thị thực nhập cảnh
– Hộ chiếu
– Hình
– Thư nhập học
– Bảng điểm
– Chứng minh tài chính của người tài trợ
– Lý lịch tư pháp đối với học sinh trên 18 tuổi
– Quyền giám hộ
– Khám sức khỏe
Bộ hồ sơ này phải nộp ít nhất là 12 tuần trước khi khóa học bắt đầu.
Những vấn đề khó khăn sẽ nảy sinh với đa số học sinh xin visa chủ yếu từ các vấn đề sau:
Chứng minh nguồn gốc tài chính
Khi du học tại hầu hết các nước, bạn phải chứng minh tài chính qua việc đảm bảo số tiền cho học phí và sinh hoạt ít nhất là cho năm đầu tiên, khoảng 1 tháng trước khi nhập học là đủ. Tuy nhiên, khi làm đơn du học Canada, người tiếp nhận hồ sơ có thể sẽ yêu cầu chứng minh cả nguồn gốc đáng tin cậy của số tiền. “Có người gửi cả trăm triệu trong ngân hàng cho con du học nhưng không giải thích được xác đáng số tiền đó từ đâu. Hồ sơ cũng bị trả lại.
Do đó, khi muốn chứng minh tài chính cho con du học, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị giấy chứng minh việc làm, nêu rõ mức lương hoặc nếu người tài trợ là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép kinh doanh và biên lai thuế 6 tháng vừa qua. Thói quen không giữ biên lai thuế, có thể khiến các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tài chính.
Nếu người tài trợ từ phía Canada thì phải có những giấy tờ sau:
– Thư bảo lãnh ghi rõ trách nhiệm tài chính
– Tiền gửi ngân hàng
– Bản sao bản khai thuế thu nhập trong 2 năm vừa qua
– Thư xác nhận việc làm.
Thiếu hiểu biết về chương trình học
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến đa số các hồ sơ bị từ chối là thiếu hiểu biết rõ ràng và xác đáng về chương trình đào tạo bạn theo học. Trong phỏng vấn, học sinh thường xuyên phải trả lời câu hỏi: Tại sao bạn chọn ngành đó? tại trường đó? Kế hoạc học tập cụ thể của bạn ra sao? Những câu trả lời mơ hồ đều khiến bạn thất bại.
Giáo dục ở VN va Canada, có khoảng cách khá xa, do đó, các nhà tư vấn khuyến khích học sinh có lực học không thật xuất sắc lựa chọn hệ đào tạo cao đẳng.
Việc bạn “chạy theo” các chương trình đại học không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân thất bại của hồ sơ xin visa.
Thậm chí, những người đã tốt nghiệp đại học tại VN, khi muốn học tiếp tại Canada, đối với một số ngành như Du lịch-Khách sạn vẫn cần chứng chỉ nghề nghiệp của trường cao đẳng.
Vì giáo dục đại học thường lý thuyết và hàn lâm, thiếu kỹ năng thực hành. Ở Canada, 35% những người tốt nghiệp đại học sẽ tham gia các chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật trước khi bước vào thị trường lao động. Các đơn vị tiếp nhận lao động thường thích nhận những người đã qua các chương trình đào tạo nghề. Và tất nhiên trong thị trường lao động cạnh tranh thì những ai có thêm chứng chỉ nghề sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm thích hợp.
Nhiều du học sinh ở độ tuổi 20-30 khi đến Canada dù đã có vài năm kinh nghiệm làm việc nhưng vẫn cần huấn luyện, đào tạo lại.
Bắt đầu từ năm 2010, du học sinh các nước được quyền ở lại làm việc tại Canada sau khi tốt nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
Bà Susan Olszynko, Giám đốc quan hệ quốc tế và tuyển sinh Đh Algonquin, cho biết: “Những nghề nghiệp hiện được coi là “hot” nhất tại Canada, với mức lương được tính “hàng giây” là vẽ hoạt hình, truyền thông đa phương tiện và quản trị du lịch-khách sạn…”