Nhập cư theo cơ sở kinh tế tại Canada 2015 chiếm tới 65,5% tổng chỉ tiêu toàn quốc là 285.000 người. Nắm vững chính sách, yêu cầu của chương trình nhập cư là điều kiện để bạn hoạch định lộ trình, thực hiện thành công ước mơ du học- làm việc- định cư tại Canada của mình.
Bạn có biết rằng:
Canada là nước có diện tích lớn thứ hai thế giới, với gần 10 triệu km vuông và gấp khoảng 30 lần diện tích Việt Nam. Đây là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bậc nhất thế giới với những mỏ dầu cát khổng lồ, trữ lượng uranium lớn thứ nhì và trữ lượng rừng lớn thứ ba thế giới.
Thu nhập bình quân của người dân Canada năm 2013 là 51.958 USD/năm. Quốc gia này được đánh giá là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới với hệ thống giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe, chương trình hỗ trợ nhà ở và các phúc lợi xã hội khác luôn được đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Theo bộ Lao động và Phát triển xã hội Canada, dự tính đến năm 2022, quốc gia này cần thêm 5.8 triệu lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhưng người Canada chỉ đáp ứng được tối đa 85% số lượng này. Nếu chỉ tính nhóm lao động trình độ tay nghề cao, tức là nhóm có trình độ giáo dục yêu cầu từ cao đẳng trở lên (Skill Level 0, A, B) thì người Canada chỉ đáp ứng được 72% tổng nhu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, Canada trở thành điểm đến đầy hấp dẫn với lao động có tay nghề trên toàn thế giới.
Hệ thống giáo dục của Canada luôn được đánh giá là kiểu mẫu về sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế và phát triển xã hội quốc gia. Theo báo cáo năm 2014 của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên Hợp Quốc (OECD), năm 2010 mức đầu tư trung bình của Canada cho mỗi sinh viên theo học các chương trình giáo dục sau trung học không bao gồm phần nghiên cứu đã là 23.226 USD. Trong khi đó, mức học phí trung bình mỗi sinh viên quốc tế theo học chương trình sau đại học phải chi trả chỉ là 11.679 CAD và chương trình đại học là 15.939 CAD.
Như vậy so sánh giữa chi phí đào tạo của Canada với học phí của sinh viên có thể thấy rõ rằng không chỉ sinh viên xuất thân bản địa mà cả sinh viên quốc tế cũng được Canada tài trợ mạnh mẽ. Điều này bởi vì giáo dục quốc tế được xem là hạng mục đầu tư trọng điểm của toàn thể nền kinh tế – xã hội quốc gia nhằm hướng tới chủ động nguồn cung lao động nhập cư đủ tiêu chuẩn trình độ, được đào tạo và kiểm định chất lượng bởi thị trường lao động Canada với định hướng phát triển bền vững. Quan điểm đó giải thích cho chính sách tại Canada chỉ cho phép sinh viên quốc tế được đi làm thêm khi đã đủ trình độ ngoại ngữ và bắt đầu chương trình học thuật nhưng lại cấp phép cho sinh viên sau tốt nghiệp được ở lại từ 01-03 năm để trải nghiệm và hòa nhập và thị trường lao động nơi đây.
Tại Canada hiện nay có hơn 60 chương trình nhập cư với chỉ tiêu hàng năm lên tới 285.000 người. Trong đó chỉ tiêu nhập cư lao động có tay nghề chiếm 65.5% tương đương 186.700 người. Một số tỉnh bang còn cho phép sinh viên quốc tế được nhập cư ngay sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ mà không cần có thư mời làm việc như Ontario, British Columbia hoặc có chính sách hoàn trả học phí cho sinh viên quốc tế ở lại tỉnh bang đó làm việc như Manitoba, Saskatchewan…để thu hút lao động quốc tế có tay nghề.
Tháng 01/2015 Canada giới thiệu hệ thống xét duyệt nhập cư Express Entry với các thông tin công khai về tiêu chuẩn nhập cư, hệ thống tính điểm, hệ thống cấp xét thư mời…tạo điều kiện tối đa cho nguồn cung lao động của nước này trên toàn thế giới, xóa đi khoảng cách về thời gian, không gian của các ứng viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện cạnh tranh công bằng, tuân thủ tiêu chuẩn chung, tiết kiệm tối đa nguồn lực để đạt được hiệu quả tối nhất cho cả ứng viên và xã hội Canada. Cùng với những lợi thế về kinh tế xã hội, cơ chế xét duyệt nhanh chóng, minh bạch và công bằng này một lần nữa khẳng định vị trí hàng đầu của Canada trong lựa chọn Học tập – Làm việc và Sinh sống của người dân trên toàn thế giới.